Côn trùng Hệ_động_vật_Việt_Nam

Ve sầu ở khu vực hồ Đại Lải, tỉnh Vĩnh PhúcMột con chuồn chuồn tại Sài Gòn

Việt Nam là quốc gia đa dạng về các loại côn trùng với hơn 5.500 loài. Tại Pù Mát, Tổng cộng hiện đã xác định được 1.084 loài thuộc 64 họ, của 7 bộ. Trong đó có 71 loài đặc hữu Bước đầu đã xác định được 78 loài thuộc 40 chi, 9 phân họ Kiến có mặt tại Pù Mát[124] Ghi nhận được 756 loài thuộc 68 họ, 10 bộ. Vường quốc gia Cát Tiên[49]. Tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng xác định được sự có mặt của 369 loài côn trùng thuộc 40 họ, 13 bộ. Có hai loài côn trùng được xếp vào dạng quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam là Bọ ngựa xanh Mantis religiosa và Bướm phượng đuôi nheo Lamproptera curius[125]. Vườn quốc gia Hoàng Liên: Bọ cánh cứng ăn lá có 89 loài, 40 giống và 9 phân họ Bọ cánh cứng. Kẹp kìm có 18 loài thuộc 7 giống, trong đó 4 loài chỉ tìm thấy ở Hoàng Liên[126].

Chỉ riêng kết quả khảo sát về thành phần côn trùng gây hại và thiên địch tại Cần Thơ ghi nhận có 13 có bộ thuộc lớp côn trùng (Insecta) hiện diện với 75 họ, bao gồm các bộ như bộ Cánh màng (Hymenoptera), bộ Hai cánh (Diptera), bộ Cánh vẩy Lepidoptera), bộ Cánhđều (Homoptera), bộ Cánh cứng (Coleoptera), bộ Cánh thẳng (Orthoptera), bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera), bộ Cánh bằng (Isoptera), bộ Cánh lưới (Neuroptera), bộ Đuôi bật (Collembola), bộ Chuồn chuồn (Odonata), bộ Đuôi kìm (Dermaptera)và bộ Cánh tơ (Thysanoptera), trong đó có 5 bộ chiếm đa số là bộ Cánh màng(Hymenoptera), bộ Hai cánh (Diptera), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera), bộ Cánh cứng(Coleoptera) và bộ Cánh đều (Homoptera).

Bướm

Một con bướm ở châu thổ sông Mê Kông Việt NamMột con bướm lớn ở Việt NamMột con bướm tại Thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang

Việt Nam có khoảng 130 loài bướm các loại (theo thống kê chung nhất của Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam), chúng được phân bố tương đối đều trên các vùng miền của Việt Nam[127]. Mặc dù vậy, thống kê về số lượng loài bướm ở từng khu vực lại đa dạng hơn rất nhiều theo như thống kê của từng vùng. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có 270 loài bướm ngày, chiếm khoảng 1/4-1/5 tổng số loài bướm ngày đã phát hiện ở Việt Nam[125], một khảo sát khác đã ghi nhận được 261 loài bướm thuộc 11 họ. Hầu hết các nhóm bướm ở Việt Nam đều có mặt ở vùng Phong Nha-Kẻ Bàng với số loài chiếm tới 1/4-1/5 tổng số loài bướm của Việt Nam[128].

Vườn quốc gia Hoàng Liên ghi nhận được 304 loài, thuộc 138 chi, 10 họ. Đây là nơi duy nhất của Việt Nam có nhiều loài bướm chưa được tìm thấy ở các vùng miền khác, các loài bướm đặc hữu như Bayasa polla, Papilio krishna cùng nhiều loài khác thuộc họ Bướm xanh Lycaenidae (Chrysozephyrus spp và Neozephyrus spp)[126] Vường quốc gia Cát Tiên Riêng các loài bướm đã xác định được 450 loài, chiếm hơn 50% tổng số loài bướm được ghi nhận ở Việt Nam. Các loài quý hiếm có 2 loài là bướm phượng và bướm phượng cánh sau vàng, bướm phượng cánh kiếm[49][129]. Vườn quốc Gia Pù Mát có tổng cộng có 459 loài bướm bao gồm: 365 loài bườm ngày, 94 loài bướm đêm (83 loài bướm sừng và 11 loài bướm Hoàng đế). Trong đó có 7 loài bướm ngày và 4 loài bướm đêm (bườm sừng) là những loài mới ở Việt Nam. Ngoài ra còn có 3 loài bướm ngày nằm trong sách đỏ Việt Nam được xếp hạng ở mức VU (Sẽ nguy cấp) [124]. Ở Cúc Phương, loài bướm phổ biến nhất là bướm trắng (chủ yếu là loài Appias albinas).[130].Trong số 46 loài cần bảo vệ thì Việt Nam có 4 loài là Teinopalpus aureus, Teinopalpus imperialis, Troides helenaTroides aeacus. Trong số các loài này thì loài bướm đuôi kiếm đốm vàng (Teinpalpus aureus) bị săn bắt ráo riết nhất do có giá trị thương mại cao. Trên thế giới loài bướm đuôi kiếm đốm vàng (Teinpalpus aureus) phân bố hẹp, loài này phân bố rải rác từ miền Bắc (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) vào tới nam Trung bộ (Đắc Nông). Các địa điểm mới phát hiện có sự phân bố của loài này là Pù Mát (Nghệ An), Đắc Nông, Đắc Lắc. Việt Nam có hai loài phụ, Hai loài phụ này rất giống nhau, chỉ khác nhau ở ô cánh của cánh sau[131].

  • Teinopalpus aureus aureus phân bố từ Vĩnh Phúc đến Hà Tĩnh, loài ở miền Bắc có ô cánh lớn hơn so với loài ở nam Trung bộ. Loài lưỡng hình, cá thể đực và cái khác nhau. Cá thể cái có kích thước sải cánh lớn hơn cá thể đực, các đuôi cũng dài và rõ rệt hơn
  • Teinopalpus aureus eminens phân bố ở nam Trung bộ (Khánh Hoà, Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắc Lắc).

Ở Vùng Cúc Phương có mặt 370 loài, ở Tam Đảo có 360 loài và ở Hoàng Liên có 302 loài; đồng thời, thành phần loài bướm ở Hoàng Liên rất khác với cáckhu vực khác ở Việt Nam. Tổng số 157 loài bướm (trừ hai họ LycaenidaeHesperiidae) đã được ghi nhận. Trong đó, Cúc Phương có số loài nhiều nhất 99 loài, tiếp đến là Tam Đảo 98 loài và Hoàng Liên ít nhất với 80 loài. Một số loài có sốlượng cá thể nhiều như Catopsilia pomona, Penthema darlisa, Euploea mulciber, Euploea tulliolus, Euploea eunice ở Cúc Phương. Cúc Phương có số lượng loài nhiều nhất, số lượng cá thể quan sátđược nhiều hơn hẳn so với ở Tam Đảo và Hoàng Liên. Loài bướm cả Appias albina ở Cúc Phương có số lượng lớn nhất, hàng ngàn cá thể bay dọc đường. Bốn loài có giá trị bảo tồn ghi nhận được ở ba khu vực nghiên cứu là

Trong số các loài có giá trị bảo tồn, Tam Đảo có 3 loài là Teinopalpus aureus, Troides aeacusTroides helena. Cúc Phương có 2 loài là Troides aeacusTroides helena. Hoàng Liên có 2 loài là Teinopalpus imperialisTroides helena. Hai loài Teinopalpus là những loài phân bố rải rác trong rừng núi trung bình đến núi cao ở một số khu vực Việt Nam. Một số loài chỉ thấy phân bố ở khu vực núi cao như Hoàng Liên mà không thấy ở Tam Đảo và Cúc Phương là Teinopalpus imperialis, Bysa lattereillei, Papilio bootes, Chilasa epycides, Graphium eurous, Aporia agathon, Delias belladonna, Callerebia narasingha, Lethe siderea, Ypthima frontier, Athyma opalina, Calinaga buddha bedoci. Loài Papilio bootes xuất hiện ở ven suối độ cao 1200-1300m. Loài Byasa lattereilei phân bố cao hơn, thấy ở độ cao 1800-2000m.

Hoàng Liên có 210 loài bướm lớn, Tam Đảo có 232 loài bướm lớn và Cúc Phương có 198 loài bướm lớn. Tỷ lệ các loài bướm lớn ghi nhận được trong tháng 4 năm 2012 dao động từ 38% đến 50% tổng số loài bướm lớn. Tổng số 157 loài bướm lớn đã ghi nhận chiếm 38-50% tổng số loài bướm lớn của các khu vực. Các loài có giá trị bảo tồn là Troides helena, Troides aeacus, Teinopalpus aureus, Teinopalpus imperialis. Trong cùng thời gian điều tra, càng lên cao, tỷ lệ % loài ghi nhận được sovới tổng số loài của khu vực có xu hướng giảm đi.

Một số loài:

Loài bướm Dysphania saganamiền Nam Việt Nam
  • Bướm khế (Attacus atlas): Chúng là loại bướm đêm có kích thước lớn nhất ở Việt Nam và trên thế giới. Bướm khế phân bố ở khắp các vùng rừng núi và đồng bằng của Việt Nam và đôi khi còn được bắt gặp ở vùng ngoại ô của các thành phố lớn. Sải cánh của một con bướm khế trưởng thành có thể đạt 25 – 30 cm.
  • Bướm báo hoa đỏ có màu sắc khá rực rỡ với hoa văn lạ mắt. Chúng được bắt gặp nhiều ở các khu rừng thứ sinh miền bắc.
  • Bướm cánh bản đồ do đôi cánh có hoa văn ngang dọc như những con đường trên một tấm bản đồ. Đây là một loài bướm khá phổ biến, được bặt gặp ở mọi nơi tại Việt Nam.
  • Bướm ở miền núi, loài này trở nên rất hiếm gặp do tình trạng phá rừng và sự săn lùng của các nhà sưu tập.
  • Bướm chai xanh có thể được bắt gặp trong các vườn hoa và công viên. Rất dễ nhận ra chúng với dải màu xanh giữa cánh. Màu hổ phách làm bướm đuôi trông thật quý phái. Loài này sống ở các thung lũng, đỉnh đối gần sông suối.
  • Bướm đuôi dài xanh lá chuối là một loài bướm đêm lớn với sải cánh lên tới gần 20 cm, rất được các nhà sưu tầm ưa chuộng. Nơi phân bố của chúng là Trung Bộ và Nam Bộ. Bướm đuôi dài xanh lá chuối đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam do sự suy giảm về số lượng.
  • Bướm hoa vàng có mặt trên hầu khắp cả nước, thường xuất hiện vào nửa cuối mùa khô.
  • Bướm hổ đuôi nhỏ có đôi cánh trông như được cắt ra từ một tấm da hổ. Chúng khá phổ biến ở miền Bắc và miền Trung.
  • Bướm hổ vằn là loài bướm rất thường gặp ở vùng đồng bằng, từ nông thôn đến thành phố. Chúng sở hữu một đôi cánh rất bắt mắt.
  • Bướm nam tước chấm đỏ có màu sắc khá độc đáo với các đốm đỏ trên nền nâu xanh lục nhạt. Khá hiếm gặp, chúng sống trong những vùng rừng ẩm nơi đất thấp.
  • Bướm ngô xanh: Xuất hiện ở khắp cả nước, có những chiếc "đuôi" thướt tha và quyến rũ.
  • Bướm phượng đuôi kiếm răng tù: Với sắc nâu, xanh, vàng óng ánh, chúng là một trong những loài bướm đẹp nhất ở Việt Nam[132]. Chúng chỉ xuất hiện ở một số vùng rừng thuộc tỉnh Cao Bằng. Là loài bướm quý hiếm, chúng được Sách Đỏ xếp vào tình trạng nguy cấp do bị săn lùng để sưu tầm hoặc làm tranh.
  • Bướm phượng xanh đuôi nheo có hai chiếc đuôi cánh dài như đuôi chim phượng.

Côn trùng nước

Một con chuồn chuồn ở Sài GònMột con chuồn chuồn bụng đỏ

Việt Nam đã xác định được 09 bộ thuộc nhóm Côn trùng ở nước: Phù du (Ephemeroptera), Chuồn chuồn (Odonata), Cánh lông (Tricoptera), Cánh úp (Plecoptera), Cánh nửa (Hemiptera), Cánh cứng (Coleoptera), Hai cánh (Diptera), Cánh rộng (Megaloptera), Cánh vảy (Lepidoptera).

Chỉ riêng Vườn Quốc gia Hoàng Liên nằm trong khu vưc̣ Tây Bắc Viêṭ Nam có 53 loài thuộc 31 chi và 11 họ, xác định được 10 loài ghi nhận mới cho khu hệ côn trùng của Việt Nam. Một ngiên cứu mới nhất xác định bước đầu đã thu thập được 20 họ thuộc 04 bộ với tổng số 77 loài, số lượng mẫu thu đượ 376 mẫu côn trùng nước[133].

Trước đó tại Vường quốc gia Hoàng Liên cũng đã xác định được 186 loài thuộc 145 giống, 56 họ của 9 bộ côn trùng nước. Trong đó bộ Phù du có số loài lớn nhất với 57 loài (30,6%), tiếp đến là bộ Cánh lông với 36 loài (19,4%), hai bộ Chuồn chuồn và bộ Cánh cứng cùng thu được 20 loài (10,8%), bộ Cánh nửa với 18 loài (9,7%), bộ Hai cánh với 17 loài (9,1%), bộ Cánh úp thu được 16 loài (8,6%), bộ Cánh vảy và bộ Cánh rộng chỉ thu được duy nhất một loài (0,5%).

  • Khu hệ Phù du (Ephemeroptera) ở Bắc Việt Nam bao gồm 54 loài, 29 chi thuộc 13 họ khác nhau. Có mô tả 10 loài mới thuộc họ Heptageniidae thu được từ một số suối, cho khu hệ Ephemeroptera ở Việt Nam, trong đó thành lập thêm 2 chi là AsionurusTrichogeniella. Sau đó ở vường Quốc gia Hoàng Liên đã xác định được 102 loài thuộc 50 chi và 14 họ Phù du ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 57 loài thuộc 28 chi của 7 họ. Ở mức độ chi thì họ Heptageniidae và họ Baetidae là hai họ chiếm ưu thế nhất khi lần lượt có 9 chi và 8 chi. 20 loài thuôc̣ 19 chi và 9 họ.
  • Bộ Chuồn chuồn (Odonata): Chưa có số liệu cuối cúng. Riêng khu hệ côn trùng nước ở Vườn Quốc gia Tam Đảo có 26 loài thuộc 12 họ của bộ Chuồn chuồn.
  • Bộ Cánh úp (Plecoptera): số loài Cánh úp ở Vườn Quốc gia Tam Đảo là 12 loài thuộc 3 họ, tại vường quốc gia Hoàng Liên, bộ Cánh úp gồm 16 loài thuộc 14 chi của 4 họ. Trong đó, họ Perlidae là họ có số lượng loài và giống lớn nhất với 7 chi và 7 loài thu được. Tiếp theo đó, họ Nemouridae xếp thứ 2 với 4 chi và 6 loài. Họ Leuctridae có 2 loài, trong khi họ Peltoperlidae chỉ có duy nhất 1 loài bộ Cánh nửa (Hemiptera)
  • Bộ Cánh lông (Tricoptera): Định loại được 23 loài thuộc 16 họ của bộ Cánh lông ở Vườn Quốc gia Tam Đảo, tại Vường quốc gia Hoàng Liên: nó là bộ có số lượng họ lớn nhất và số lượng loài đứng thứ 2, đã xác định được 36 loài thuộc 27 chi của 12 họ thuộc bộ Cánh lông. Họ Hydropsychidae có số lượng loài nhiều nhất với 17 loài. Tiếp sau là ba họ: Psychomyiidae, PhilopotamidaeRhyacophilidae có 3 loài. Đa số các họ khác của bộ Cánh lông thu được chỉ có một đến hai loài. Loài Ceratopsyche sp. là loài chiếm ưu thế với phân bố rộng nhất.
  • Bộ Cánh cứng (Coleoptera): Tại Hoàng Liên, Bộ Cánh cứng bao gồm 20 loài thuộc 20 chi, 8 họ. Số loài thu được trong mỗi họ khá thấp: họ Elmididae chiếm ưu thế với 7 loài, tiếp đến là các họ Hydrophilidae (4loài), họ Psephenidae (3 loài), họ Gyrinidae (2 loài), các họ còn lại chỉ xác định được 1 loài.
  • Bộ Hai cánh (Diptera): bộ Hai cánh ở khu vực nghiên cứu có 17 loài thuộc 17 chi của 6 họ. Trong đó, họ Tipulidae chiếm ưu thế với 8 loài và gặp ở hầu như tất cả các điểm khảo sát. Các loài chiếm ưu thế và có phân bố rộng của bộ Hai cánh phải kể đến: Simulium sp., Hexatoma sp., Chironomus sp. có mặt ở nhiều điểm. Ngược lại, các loài như: Dasyhelea sp., Limnophila sp., Atrichops sp., Bezzia sp., Culicoides sp. và Dasyhelea sp. lại có phân bố rất hẹp.
  • Bộ Cánh vảy (Lepidoptera): Ở Vường quốc gia Hoàng Liên: Chỉ xác định được duy nhất một loài Parapoynx sp.
  • Bộ Cánh rộng (Megaloptera): xác định được 01 loài là Protohermes sp. thuộc họ Corydalidae. Các mẫu được tìm thấy ở hầu hết các điểm khảo sát và gặp chủ yếu ở nơi nước chảy.
  • Bộ cánh nữa (Hemiptera): xác định được 18 loài thuộc 18 chi, 8 họ. Họ Gerridae là chiếm ưu thế hơn cả với 6 loài. Tiếp sau đó là họ Veliidae (5 loài), các họ còn lại phổ biến chỉ có từ một đến hai loài.

Côn trùng có hại

Cây trồng

Một con châu chấu đầu dài ở Việt Nam, châu chấu là loài hại lúaPhun thuốc trừ sâu

Việt Nam có nhiều loại côn trùng gây hại cho cây trồng nhất là các loại cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn), cây ăn trái, hoa màu, và các loại cây trồng khác. Các loại cây ăn quả là các cây thường bị nhiễm nhiều loại sâu bệnh gây hại. Mức độ bị hại, thời gian sâu bệnh gây hại thay đổi rất nhiều tuỳ thuộc vào giống cây, vào kỹ thuật canh tác và vào các điều kiện sinh thái của vùng trồng. Mía cũng là cây trồng chứa nhiều dưỡng chất rất hấp dẫn đối với sâu bọ và các loài vật gây hại khác. Ngoài ra, sự có mặt thường xuyên của cây mía trên đồng ruộng cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu bọ và các loại bệnh cây ẩn náu tồn tại. Việt Nam hiện nay có trên 20 loài sâu bọ hại mía[134].

Riêng tại Cần Thơ đã ghi nhận có 44 loài côn trùng gây hại trên ruộng đậu thuộc bộ Cánh vẩy, bộ Cánh đều, bộ Cánh cứng, bộ Hai cánh, bộ Cánh nửa cứng, bộ Cánh tơbộ Cánh thẳng. Thành phần loài gây hại khá phong phú. Trong các loài gây hại chỉ có loài sâu đục trái Etiella zinckenella là có tần số xuất hiện cao hiện diện trên tất cả các ruộng đậu nành. Kế đến là các loại rầy mềmsâu ăn tạp. Cụ thể là

Ở Việt Nam có 03 loài ruồi đục quả quan trọng và nguy hiểm nhất là[135][136]:

Ngoài ra, tại Việt Nam, có các loài côn trùng gây hại phổ biến sau đây:

Một con sâu bướm tại Thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang, sâu bướm là loài gây hại cho nông nghiệp, nhất là các giống cây trồng ở Việt NamMột con ngài tại Thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang
  • Sâu đục quả (Alophila sp.): Sâu đục quả được xem là sâu hại nguy hiểm nhất trên hồng xiêm. Sau khi chui vào trong quả sâu đục ruột quả thành những đường hầm tương đối rộng rồi ở luôn trong đó. Có con chỉ tạm trú trong ruột một thời gian ngắn rồi lại chui ra ngoài đục phá quả khác. Một con sâu có thể gây hại nhiều quả trên 1 chùm. Trong một quả thường chỉ có một con sâu, song có quả có đến 2, 3 hoặc bốn con.
  • Sâu đục thân hay Sâu đục thân cành (Chelidonium argentatum, Nađezhiella cantorri, Anoplophora sp): Sâu non đục lỗ vào trong thân gỗ, tạo thành đường hầm phá huỷ phần giác gỗ. Cành bị sâu đục khô héo và chết. Sâu đục thân hại ngô trong suốt quá trình sinh trưởng và hại ở tất cả các bộ phận từ thân, lá, bắp. Khi cây còn nhỏ, sâu đục vào nõn làm chết điểm sinh trưởng. Khi cây lớn sâu đục vào thân làm cản trở quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng, nếu gặp gió bão cây sẽ bị gãy. Khi trổ cờ sâu đục vào cờ làm gãy cờ, đục vào bắp làm thối bắp[137]
  • Sâu vòi voi hay còn gọi là Sâu đục thân chuối (Cosmopolite sordidus): phá hoại chủ yếu thân thật ở dưới đất.
  • Sâu hại lá chuối bao gồm sâu cuốn lá, sâu dóm gây hại trên phiến lá.
  • Sâu đục thân nhãn vải (Aristobia testudo): Những cây, cành bị sâu đục thân sẽ còi cọc kém phát triển, lá nhỏ bị vàng hơn, cây cho năng suất quả kém, gây chết cành thậm chí là chết cả cây.
  • Sâu đục cành xoài (Niphonolea albataNiphonolea capito): thường gây hại bằng cách cắn tiện ngang ngọn của các cành non để đẻ trứng vào. Sâu non nở ra đục vào mô gỗ làm cành bị chết khô, thường gây hại nặng trong mùa mưa. Những cành ngọn sắp ra hoa cũng bị chúng gây hại nặng.
  • Sâu đục cành lớn xoài (Penicillaria jocosatrix): họ Noctuidae thường ăn chồi non, làm ngừng sinh trưởng của cây xoài non trong vườn ươm, cây non và cả trên quả non, cuống quả. Chúng đục vào các chồi non, chồi hoa, cuống quả để gây hại làm héo chồi, gẫy cành và rụng quả non.
  • Sâu đục cành non xoài (Chlumetia transversaAlcicoides sp.): Sâu non khi mới nở ra thì đục ngay vào lá, sau đó chúng đục thẳng vào đầu các ngọn non, chùm hoa, ăn rỗng phía trong làm cho chồi non, cành hoa bị héo đi hoặc gãy đổ.
  • Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis): Gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa, thường hại nặng và gây thành dịch.
  • Sâu cuốn lá lớn (Parnara guttata): Thường gây hại lúc lúa đứng cái; vùng truntg du và miền núi bị hại nặng hơn đồng bằng. Những năm mưa nhiều, thời tiết mát mẻ, sâu phát sinh nặng.
  • Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella): Là một trong những loại sâu phổ biến nhất gây hại trên cây có múi, chủ yếu phá hại ở thời kỳ vườn ươm và trong thời gian 3-4 năm đầu khi cây mới trồng.
  • Sâu năn (Pachydiplosis oryzae): Sâu năn thường phát sinh thành dịch Khi trời âm u, mưa nhiều, nhiệt độ từ 22-250C, ẩm độ từ 80-90%. Muỗi năn phá hại chủ yếu thời kỳ mạ đã lớn và lúa cấy mới bén chân. Lúa mùa bị hại nặng hơn lúa xuân;mùa sớm bị hại nặng hơn mùa chính vụ
  • Sâu phao (Nymphula depunctatus) với các tên gọi khác như: Nymphula staynalis; Zebronia decassalis (Guenee); Hydrocaupa depunctalis (Guenee): Sâu phao chỉ hại trên ruộng lúa nước, không hại trên lúa cạn. Nếu trong ruộng lúa cùng có sự xuất hiện gây hại của ruồi và sâu đục thân thì tác hại của chúng gây ra sẽ làm năng suất lúa giảm đáng kể.
  • Sâu xám (Agrotis ypsilon): Sâu xám thường hại chủ yếu ở thời kỳ cây ngô còn non. Sâu thường gây hại vào ban đêm. Sâu cắn ngang cây non, sau đó lôi con mồi xuống đất để ăn. Sâu xám phá hại ngô mạnh từ lúc mọc mầm đến 5-6 lá, khi cây 7 - 8 lá sâu xám đục gốc vào bên trong ăn phần mềm ở giữa làm cây bị héo và chết.
  • Châu chấu hại lúa (Oxya chinensis) Châu chấu non hại lúa ngay sau khi nở. Châu chấu lúa phá hại quanh năm, thường gây hại nặng trên lúa chiêm xuân cuối vụ, mạ mùa và lúa mùa sớm.
  • Ngài sâu đục quả (Ophideres sp): Quả chín thường dễ bị chích hút nhưng quả xanh cũng bị hại. trên vỏ quả có thể có nhiều lỗ đục, có trường hợp có đến 40-50 lỗ đục. Quả bị đục thường bị nhiễm nấm bán ký sinh rồi rụng, dùng tay bóp mạnh sẽ thấy dịch quả phụt ra từ các lỗ đục.
  • Ruồi đục quả, sâu non thuộc bộ cánh phấn, đục vào quả và có thể ăn cả hoa và quả non của khế. Ruồi vàng đục quả: Có 02 loài gây hại nặng và phổ biến nhất là Dacus dorsalisCeratitis capitata. Chúng gây hại tới hơn 50% sản phẩm thu hoạch đối với vườn cây ăn trái. Ruồi đục quả ổi (Bactrocera dorsalis): Loài ruồi này là một loại côn trùng đa thực vì ngoài ổi chúng còn gây hại trên rất nhiều loại quả cây khác, như: Mận, táo, sapôche, đu đủ, xoài, thanh long, chôm chôm, mãng cầu xiêm
  • Rầy nâu hại lúa (Nilaparvata lugens): Thường phát triển mạnh trong điều kiện vụ xuân, rầy thường phát sinh 2 đợt. Sự xuất hiện của rầy non còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Nếu ở những huyện do điều kiện chăm sóc, hạn hán không có nước tưới nên rầy có thể gây cháy ngay từ giai đoạn lúa đứng cái làm đồng. Rầy nâu còn là vectơ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa.
  • Rầy lưng trắng (Sogatella furcifera): Thường hại nặng trên các giống lúa nhiễm rầy, lúa lai, thâm canh cao, bón nhiều đạm, ruộng lúa cấy dày, rậm rạp. Rầy lưng trắng thường có mật độ cao, gây hại nặng vào giai đoạn giai đoạn lúa làm đòng. ở vùng lúa đồng bằng sông Hồng một năm có 6-7 lứa.
  • Rầy chổng cánh (Diaphorina citri) lây bệnh Bệnh vàng lá cam (Greening) ở cây có múi. Rầy hoạt động từ tháng 2 tới tháng 11, 1 năm có khoảng 10 lứa, chích hút lộc non của cây: Lộc xuân, lộc hè, lộc thu và lộc đông.
  • Mọt gạo hay Mọt nước (Lissorhoptrus oryzophilus) hại lúa: chỉ mới xuất hiện trong một vài vụ lúa gần đây nhưng tác hại ghê gớm.
  • Bọ gai (Dicladispa armigera): Trưởng thành có nhiều gai trên mình, thường qua đông trên cỏ dại, thích ăn và đẻ trứng ở những trà lúa non, bón nhiều đạm. Sâu non gặm chất xanh giữa 2 lớp biểu bì tạo thành vết sọc màu trắng trên lá. Thời tiết nóng, ẩm độ cao, nắng mưa xen kẽ thích hợp cho sâu gai phát triển. Ruộng cao ít bị hại hơn ruộng nước.
  • Bọ trĩ (Stenchaetothrips biformis) hay còn gọi là con bù lạch cũng là loài hại lúa thường gặp
  • Bọ phấn đầu dài (Aleurolobus barodensis) hại điều: Bọ phấn đầu dài là loại sâu đục chồi nguy hiểm nhất trên cây điều. Sâu non đục lên ngọn và đục xuống trong lõi chồi non để ăn và làm nơi ẩn náu, hóa nhộng. Lá non trên chồi bị hại héo và rụng đi, chồi teo lại và không phát triển được.
  • Xén tóc hại táo và Xén tóc đục xoài (Niphonolea albata ) gây hại trên táoxoài. Trong tháng 6 – 7 xén tóc thường đẻ trứng vào thân cây táo và sâu non gặm vỏ tạo thành đường xoáy trôn ốc xung quanh thân cây cắt đứt con đường vận chuyển nhựa từ trên xuống làm cây bị vàng và có khi bị chết.
  • Bọ xít thường gây hại khi lúa còn non ở giai đoạn mạ, lúa lúa hồi xanh và đang đẻ nhánh. Bọ xít thường gây hại nặng ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Bọ xít còn hại thanh long: Hai loài bọ xít là bọ xít xanhbọ xít đen thường gây hại cho cây thanh long từ khi cây có nụ hoa cho đến khi hình thành quả.
  • Bọ hà hại khoai lang hay con sùng đinh[139]. Sâu hại quan trọng nhất ở vùng trồng khoai khô hạn như: các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Trên thế giới có 3 loài (Cylas formicarius, Cylas puncticollis, Cylas bruneus).

Con người

Việt Nam cũng là nơi tồn tại nhiều loại côn trùng có hại cho con người. Trong cuộc sống hàng ngày thường xuyên phải gặp những loại côn trùng gây hại cho sức khỏe và cuộc sống phổ biến như các loài ruồi, muỗi, kiến, gián, mối, mọt, chấy, rận, mạt, rệp, ve, bét, bọ chét[140]

Ruồi

Việt Nam là quốc gia với rất nhiều ruồi, các loài ruồi thường thấy ở Việt Nam gồm có: Ruồi giấm, ruồi ăn xác chết, ruồi nhặng (lằng/ruồi xanh), ruồi nhà, ruồi đàn, ruồi trâu:

Ruồi nhặng
Một đôi ruồi đang giao phối và Một con nhặng xanh ở Việt Nam
Một con ruồi Nomia spineymiền Nam Việt Nam
  • Ruồi nhà (Musca domestica) thường gặp, thường được tìm thấy ở những khu dân cư hoặc súc vật sinh sống, nơi có nhiều thực phẩmchất thải. Ruồi nhà ăn thực phẩm của người và chất thải vì thế chúng có thể mang và phát tán nhiều loại mầm bệnh khác nhau như tiêu chảy, bệnh nhiễm trùng danhiễm trùng mắt. Mầm bệnh được truyền đến người khi ruồi tiếp xúc với người và thức ăn, nước uống.
  • Ruồi ăn xác chết: Thích ăn các ấu trùng trên xác chết phân hủy của động vật và kể cả con người. Hoạt động của ruồi giấm không giống như các loài ruồi khác, chúng hoạt động chủ yếu vào ban đêm kéo dài từ tháng 10 đến tháng 11.
  • Ruồi nhặng hay còn gọi là lằng, nhặng xị, lằng xanh: Dài khoảng 6 - 10mm, có thân màu xanh kim loại (xanh dương hay xanh lá cây), mắt màu đỏ, cánh trắng có đường vân màu đen, chúng thường đẻ trứng ở những khu vực dơ bẩn hoặc có mồi hôi tanh như: bãi rác, thịt heo, các loài thủy sản ở chợ. Từ 5 - 7 ngày sau trứng nở thành nhộng và trong 1 tháng thì có khoảng 2 - 3 thế hệ được sinh ra. Loài nhặng khỏe và hoạt động trong khoảng nhiều km cách nơi sinh sản. Chúng hiện diện nhiều trng những tháng mùa hè ấm áp.
  • Ruồi đàn: Dài từ 5 - 10mm, ngực có màu xám, cánh có màu nâu trắng, lưng có màu có sọc trắng đen, bụng có màu nâu vàng, mắt màu đỏ xẫm. Trứng được đẻ trong đất và sinh trưởng rất nhanh, ruồi đàn xất hiện trong nhà nhiều nhất vào mùa xuân.
  • Ruồi trâu: Ruồi đốt rất đau và gây cản trở cho các hoạt động ở ngoài trời. Ruồi trâu đốt và hút máu gia súc và cả con người, chúng thường đốt máu vào ban ngày nhất là vào những giờ có nhiều nắng khi nhìn thấy mồi. Do cần nhiều máu nên ruồi có thể đốt máu nhiều lần, mỗi lần một ít trên cùng một vật chủ hoặc những vật chủ khác nhau.Vết đốt của ruồi trâu có thể gây chảy máu, gây đau nhức dai dẳng, có thể kéo dài nhiều ngày và sinh ra những biến chứng khác như sốt cao, co giật, hôn mê.
Muỗi

Là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam trở thành môi trường lý tưởng cho loài muỗi sinh sôi, phát triển, muỗi đốt là nguyên nhân làm nhiễm trùng da, gây sốt (sốt siêu vi) và truyền nhiễm các bệnh nguy hiểm. Ở Việt Nam, vào mùa hè và mùa mưa hàng năm, sự phát triển của muỗi thường xuyên gây nên các dịch bệnh làm tử vong nhiều bệnh nhân. Hai loài muỗi phổ biến và nguy hiểm ở Việt Nam gồm muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường được gọi là muỗi vằn (Aedes aegypti) và muỗi truyền bệnh sốt rét thường được gọi là muỗi đòn xóc (Anopheles).

  • Muỗi vằn (Aedes aegypti), thường sống và hoạt động ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Nó là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng và một số bệnh do virut khác.
  • Aedes albopictus có thể truyền bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên loài muỗi Aedes albopictus ít có vai trò truyền bệnh do ít đốt hút máu người và có thể sống ngoài thiên nhiên, rừng núi.
  • Muỗi đòn xóc (Anopheles): Là chi muỗi trong họ Anophelinae ở Việt Nam và có 62 loài, trong đó có một số loài được sử dụng tên mới để thay thế cho tên loài trước đây, như: An.epiroticus thay cho An.sundaicus; An.pseudojamesi thay cho An.ramsayi; An.nimpe thay cho An.sp1. Muỗi đòn xóc có tên gọi là Anopheles, chúng có 3 loài chính truyền bệnh sốt rét ở Việt Nam là:
    • Anopheles minimus hoạt động ở vùng rừng núi trên toàn quốc. Anopheles minimus thích đốt máu người, tập tính này thay đổi tùy từng địa phương và phụ thuộc vào tình hình chăn nuôi gia súc như trâu, .
    • Anopheles dirus hoạt động ở vùng rừng núi từ vĩ độ Bắc 20 trở vào Nam. Tại Việt Nam, muỗi có đỉnh hoạt động chích đốt máu phổ biến từ 20 giờ - 24 giờ đêm. Ở một số địa phương, có khoảng 85% muỗi bắt được hoạt động trước 24 giờ, chỉ có 15% muỗi bắt được hoạt động sau 24 giờ.
    • Anopheles sundaicus hoạt động ở vùng ven biển nước lợ từ Phan Thiết vào phía Nam: Muỗi Anopheles sundaicus có tập tính chích đốt máu cả người và động vật, tập tính này thay đổi theo từng vùng địa lý. Tại Việt Nam, muỗi được xác định là thích chích đốt máu người ở cả trong nhà và ngoài nhà; hoạt động chích đốt máu của muỗi hầu như xảy ra suốt đêm, không có đỉnh rõ ràng.
  • Muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản thuộc chi Culex: Khoảng 550 loài Culex trên thế giới đã được mô tả, riêng ở Việt Nam khoảng hơn 100 loài, đa số là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới[141]. Một số loài là vật truyền bệnh quan trọng đối với giun chỉ bancrofti và các bệnh arbovirus như viêm não Nhật Bản. Ở một số vùng, loài này là một mối phiền hà đáng kể. Hai loài quan trọng truyền bệnh viêm não Nhật Bản là muỗi Culex tritaeniorhynchusCulex vishnui.
    • Culex quinquefasciatus là loài phổ biến nhất, là mối phiền toái chính và vật truyền bệnh giun chỉ bancrofti, thích đặc biệt đẻ ở nơi nước bẩn có nhiều chất hữu cơ, như chất thải, phân, cây mục, có thể kể đến các hố xí bể, hố xí ngăn, cống tắc nghẽn, mương, máng, giếng bỏ hoang, nơi hệ thống thoát nước và vệ sinh không được bảo đảm.
    • Culex tritaeniorhynchus, loài truyền bệnh viêm não Nhật Bản ở châu Á ưa nước trong. Thường thấy loài này ở ruộng lúa nước, mương rãnh. Culex tritaeniorhynchus đẻ ở nơi sạch hơn như ruộng lúa, đầm lầy. Ở Việt Nam, các nhà khoa học đã xác định Culex tritaeniorhynchus là muỗi chủ yếu truyền bệnh viêm não Nhật Bản. Đặc điểm muỗi Culex tritaeniorhynchus có màu nâu đen, phát hiện nhiều ở vùng nông thôn, làng mạc tập trung đông dân cư và có nhiều hồ ao.
Kiến
Một con kiến ở Hà Giang

Loài kiến khi di chuyển rồi bò vào thức ăn mang theo một lượng vi khuẩn lớn ảnh hưởng đến con người và là tác nhân truyền bệnh gián tiếp, đó là cách bệnh như: Tiêu chảy, dịch sốt, ho… Không chỉ có vậy khi bị kiến đốt con bị phát ban, gây mẩm ngứa, dị ứng rất nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hạn như vết đốt của kiến lửa không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cảm giác nhói buốt dai dẳng.

  • Kiến ba khoang: Trong cơ thể của kiến ba khoang có chứa Pederin, có độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ…Loài kiến này có 3 đôi chân, bụng có đốt, trong đó có một đốt màu đỏ, bay và chạy rất nhanh.
  • Kiến Sư tử: Phổ biến nhất là ở các vùng đất cát và khô kiến sư tử ăn các loài chân khớp nhỏ kiến trưởng thành thường ăn mật hoa, phấn hoa, hoặc một số loài thì ăn thịt các loại chân khớp nhỏ khác
  • Kiến càng với ưu thế cặp càng to khỏe và cắn đau
  • Kiến đỏ hay Kiến lửa đỏ: Kiến lửa đỏ dài khoảng 3-6mm, là một loại khá nguy hiểm khi tấn công người. Những vết cắt từ kiến lửa gây đau nhức, phồng da và có thể gây chết người.
  • Kiến đầu to: có nguồn gốc từ châu Phi, là một loài sống lang thang, lan tràn trên toàn cầu qua con đường thương mại của con người. Đây là một loài kiến ăn thịt hung dữ đã tiêu diệt nhiều loài sinh vật bản địa bản địa như kiến, bọ cánh cứng, bướm đêm và nhện.
  • Kiến giả nhện hay Nhện kiến chúng có mùi nên giúp tránh và xua đuổi kẻ thù: Nhiều loài như chim, Ong bắp cày, kể cả nhện nhảy chúng rất ghét và sợ kiến, vì mùi axit formic, vì tính hiếu chiến của Kiến.
  • Kiến vàng: cắn không gây nguy hiểm nhưng khiến người bị cắn có cảm giác ngứa lâu.
Gián

Ở Việt Nam, theo các tài liệu đã công bố cho đến nay đã phát hiện 11 loài gián, trong đó có 7 loài phân bố toàn cầu, 04 loài gián phân bố ở khu vực. Cụ thể là:

Một con gián ở Việt Nam

Gián nhà được coi là loài gây hại, có hại cho sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của con người. Chúng có tập tính sống ở những nơi bẩn thỉu, hủy hoại và làm thức ăn bị nhiễm khuẩn, đồng thời có thể gặm nhấm làm hư hỏng một số vật dụng như quần áo, vải vóc, bìa gáy sách vở. Chúng vừa ăn vừa nôn mửa những thức ăn mà chúng đã tiêu hóa một phần và đào thải phân rải rác khắp nơi. Các chất bài tiết, nôn mửa từ miệng gián, các tuyến trên cơ thể của gián có mùi hôi đặc biệt, rất khó chịu và đọng lại rất lâu trên những vật dụng mà nó đã đi qua. Những loài gián nhà thường gặp trong nhà ở Việt Nam là:

  • Gián Mỹ (Periplanete americana): loài gián này xuất hiện ở hầu hết các khu dân cư trên toàn thế giới. Cơ thể dài 35 – 40mm, có màu cánh gián đậm hoặc nhạt hơn. Gián Mỹ đẻ trứng thành ổ, có 16 trứng, xếp thành hàng chiều dài từ 8 - 10mm.
  • Gián Úc (Periplanete australasiae): gián Úc được gặp chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Gián Úc cũng giống loài gián Mỹ, nhưng cơ thể nhỏ hơn (dài 31 – 37mm) và màu sắc đen hơn. Loài gián này có 2 sọc vàng nhạt từ 2 bên gốc cánh kéo xuống 1/3 chiều dài của cánh trước. Một ổ trứng của gián Úc có 22 – 24 trứng.
  • Gián Đức (Blattella germanica): Loài gián Đức được gặp ở hầu hết các vùng trên thế giới. Cơ thể dài 10 – 15mm và có màu nâu vàng sáng. Gián cái thường mang ổ trứng cho tới khi gần nở thành gián con. Ổ trứng có màu sáng, dài 7 – 9mm và có 40 trứng.
  • Gián Đông Phương (Blatta orientalis): gián Đông Phương thường được gặp ở vùng khí hậu mát mẻ. Đây là loài gián có kích thước cơ thể nhỏ (dài 20 – 27mm) có màu thẫm đen. Ổ trứng xếp thành hàng 10 – 12mm và có 16 – 18 trứng.
  • Gián băng vàng nâu (Supella longipalpa): loài gián có băng vàng, nâu xuất hiện ở hầu hết các khu dân cư trên toàn thế giới. Cơ thể dài 10 – 14mm và có băng ngang màu vàng nâu. Ổ trứng xếp thành hàng dài 4 – 5mm, có 16 trứng.
Mối

Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng phân bố của mối do đó suốt từ Bắc đến Nam vùng nào cũng có mối, mối có mặt cả vùng nông thôn đến thành thị. Riêng ở các vùng núi mối có thể có mặt trên những đỉnh núi cao trên 1700m. Ở Việt Nam có khoảng 106 loài mối. Mối là côn trùng có hại. Nó phá hoại nhà cửa, đê điều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống thậm chí mối còn tấn công con người khi phá tổ của chúng. Nhiều loài mối khi xâm nhập vào công trình chúng thường gây thiệt hại nhiều mặt và to lớn cho công trình. Nhà cửa, kho tàng; đê đập và cây bị các loài mối gây hại ở mức độ khác nhau. Trong đó có một số nhóm loài gây hại thường gặp là các chi:

  • Coptotermes (còn gọi là mối gỗ ẩm): Riêng với nhà cửa, kho tàng ở Việt Nam thì mức độ gây hại nghiêm trọng nhất thuộc về các loài mối thuộc chi này. Các loài mối coptotermes làm tổ ngầm trong nền móng công trình, trong cây, hoặc kết cấu khác của công trình, đường mui chủ yếu là đơn lẻ, chúng hoạt động ở nhiều tầng cao thấp khác nhau của công trình.
  • Odototermes (mối đất): Chỉ làm tổ trong đất, trong tổ luôn có vườn nấm Termitomyces, chúng kiếm ăn chủ yếu ở tầng 1, đường mui thường phủ kín thành lớp trên bề mặt cấu kiện gỗ.
  • Macrotermes (mối đất)
  • Microtermes
  • Hypotermes
  • Cryptotermes (mối gỗ khô): Các loài mối gỗ khô chỉ làm tổ trong các cấu kiện gỗ, số lượng cá thể của một tổ thường chỉ có vài trăm con.
Khác
Một con cuốn chiếu ở Việt Nam
Một con rết ở Việt Nam
  • Ong: Đa phần các loài ong đều có nọc độc, tùy theo loài mà sẽ độc ít hay nhiều. Có loại gây chết người chỉ với trên 10 vết chích như ong vò vẽ, ong đất, nhưng cũng có loại không nguy hiểm nhiều đến sức khỏe như ong mật.
  • Sâu róm: Sâu róm là ấu trùng của bướm. Chúng không đốt người, nhưng lông gai của hầu hết các loài sâu róm tiết ra chất làm ngứa rát da khi con người chạm phải. Lông gai của một số loài có thể gây đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, đi kèm với việc mề đay mẩn ngứa do dị ứng.
  • Thiêu thân: Gây phiền toái cho con người khi bu quanh các bóng đèn sáng hoặc đập vào mắt người chạy xe máy lúc đêm do lao vào đèn xe
  • Bằn hăn: Hay bu quanh mắt con người gây khó chịu.
  • Bọ xít hút máu người thuộc họ bọ xít ăn sâu: Chúng hoạt động chậm chạp và chủ yếu vào ban đêm. Ban ngày rất khó phát hiện vì nó chui vào khe cửa, khe bàn ghế và trần gỗ. Nó truyền bệnh cho người thông qua ký sinh trùng có tên khoa học là Trybannosoma Cruzi[142].
  • Bọ đậu đen: bọ đậu đen tập trung với mật độ rất dày đặc gây cảm giác khó chịu, gây trở ngại cho sinh hoạt của con người và vật nuôi, dù không gây tác hại cho cây trồng. Bọ đậu đen không cắn người nhưng khi bị dẫm lên sẽ tiết dịch, chất dịch này có thể làm phần da tiếp xúc bị phỏng rộp. Nhiều em nhỏ bị bọ đậu đen chui vào tai, vào mũi và nằm chết luôn trong đó, gây nguy hiểm nghiêm trọng tới tính mạng.

Côn trùng có ích

Cây trồng

Bên cạnh những loài côn trùng gây hại thì còn có rất nhiều loại côn trùng có ích, nhóm này thường được gọi là côn trùng thiên địch. Các loài côn trùng thiên địch thường hạn chế được các côn trùng gây hại cho cây trồng. Chưa có số liệu cuối cùng về nhóm này. Riêng tại Cần Thơ, một khảo sát về thành phần thiên địch của sâu hại trên ruộng đậu đã phát hiện được 52 loài có ích và 33 loài côn trùng chưa xác định rõ vai trò trong hệ sinh thái hiện diện trong các bộ như Coleoptera, Hemiptera, Hymenoptera, Diptera, Orthoptera, Neuroptera, OdonataDermaptera. Nhóm côn trùng có ích chiếm tỷ lệ cao nhất (38,2%), kế đến là nhóm côn trùng gây hại (35,1%) và nhóm chưa xác định rõ vai trò trong hệ sinh thái nông nghiệp chiếm 26,7%.

Một con bọ rùa ở Việt Nam, chúng là côn trùng có ích cho mùa màng vì ăn các loài sâu hại
Một con bọ ngựa ở Việt Nam
Tò vò Polistes brunetus

Thành phần nhóm loài côn trùng có ích hiện diện trên các ruộng đậu thì bộ Cánh màng chiếm tỷ lệ cao nhất (33%), tiếp theo là bộ Hai cánh (26%), bộ Cánh cứng (14%), bộ Cánh nửa cứng, bộ Cánh thẳng và các bộ côn trùng khác (4%). Có 85 loài thiên địch của sâu hại và côn trùng chưa xác định rõ vai trò. Trong đó, bộ Coleoptera có 14 loài, bộ Cánh nửa cứng có 03 loài, bộ Cánh màng có 33 loài, bộ Hai cánh có 26 loài, bộ Cánh thẳng có 02 loài, bộ Cánh lưới có 02 loài, bộ Chuồn chuồn có 02 loài, bộ Đuôi kìm có 01 loài. Hầu hết côn trùng thuộc nhóm chưa xác định được vai trò trong hệ sinh thái thuộc bộ Hai cánh.

Một số loài khác như:

  • Một con bọ ngựa ở Việt Nam

Ẩm thực

Bài chi tiết: Ăn côn trùng
Tằm nhộngChâu chấu rang

Những món ăn nổi tiếng từ côn trùng ở Việt Nam: Bọ xít, châu chấu, trứng kiến, đuông dừa, nhộng ong có hình hài dễ gây cảm giác sợ, nhưng khi vào tay các đầu bếp Việt đều trở thành những món ngon[143].

  • Kiến đen, to trên tổ cây. Mùa của trứng kiến bắt đầu từ tháng 3 Âm lịch.
  • Bọ xít: Theo dân gian, bọ xít sống dựa vào tinh chất của cây nên rất giàu dinh dưỡng và được chế biến thành món bọ xít rang lá chanh.
  • Ve sầu: Thân ve sầu bên trong mềm, vỏ ngoài giòn ngậy. Hương vị thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng, Khi cắn miếng ve sầu có cảm giác vừa giòn tan vừa mềm ngậy.
  • Dế trắng hay Dế cơm: dế được đánh giá là nguyên liệu dễ nhìn, dễ ăn nhất, dế béo như tôm sú, ngọt như thịt cua, vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng lại chữa được nhiều bệnh như đau nhức, tê thấp, béo phì…Dế trắng chân phía dưới có màu trắng, thơm ngon và ngọt thịt hơn dế đen và dế cơm.
  • Châu chấu sữa béo ngậy. Châu chấu có mùi vị bùi bùi nửa giống dế mèn chiên giòn, nửa giống tép rang. Vị châu chấu rang bùi bùi, thơm thơm, giò và là món ăn ưa thích của cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Ấu trùng ong: Ấu trùng ong đất, hay sâu ong, chứa nhiều vitamin, protein, muối khoáng, đường, axit amin. Người dân tại nhiều tỉnh miền núi phía bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng chế biến ấu trùng ong đất thành nhiều món ăn.
  • Nhộng tằm: Nhộng tằm là một trong những món ăn khá phổ biến trong các gia đình, quán ăn.
  • Đuông: Ở Trà Vinh người ta chế biến ba loại đuông làm món đặc sản, gồm đuông chà là, đuông dừa, đuông đất. Đuông là ấu trùng của con bù rầy (bọ rầy). Để tăng độ ngon cho món đuông, người ta nhét đậu phộng (lạc) vào đuông.
  • Bọ hung: Loại sống ở phân trâu trên rừng, những loại khác không thể làm món ăn được. Những con bọ hung nhỏ bằng đầu ngón tay được mang về nuôi trong thùng từ 1-2 ngày bằng cám gạo để chúng thải ra hết phân trâu trong ruột. Khi ruột bọ hung hoàn toàn sạch, có thể chế biến thành nhiều như xào măng hay rang lên nhắm rượu hoặc ăn cùng cơm.
  • Sâu chít: Với hàng loạt công dụng trong món rượu thuốc, sâu chít gần như được mặc định dùng để ngâm rươu.
  • Rươi: miếng chả rươi vàng ươm, thơm đậm.
  • Sâu măng: Là một trong hai loại sâu nổi tiếng của ẩm thực Việt.

Khác

  • Bọ rùa: Là loài thiên địch của các côn trùng gây hại, chúng ăn các loại ấu trùng của sâu bọ gây hại cho cây trồng, bọ rùa rất phàm ăn.
  • Bo cánh cam hay còn gọi là bọ cam cũng là loại côn trùng thường thấy ở Việt Nam
  • Bọ lá là loài côn trùng thuộc Bộ Bọ que có dạng lá màu xanh nõn chuối lá cây nhạt. Thân dài tới 95mm. Hai cánh trước dài và rộng, hình lá cây, hai cánh sau hình quạt nan, nhiều gân và trong suốt. Loài côn trùng này có đặc điểm to, đẹp, hiền lành với hình thái rất đặc thù.
  • Bọ que Phryganistria heusii yentuensis dài hơn nửa mét, có chiều dài đứng thứ hai trong nhóm côn trùng, cùng với loài tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Bắc Giang[144].
  • Bọ ngựa cánh xanh: Mặt cánh trên của loài bọ ngựa này có màu nâu với hai đốm mắt màu vàng viền đen rất rõ. Phân bố ở Phú Thọ, sống ở độ cao trên 1.000m và thường xuất hiện vào cuối mùa mưa hằng năm. Bọ ngựa cánh xanh cái có thể ăn thịt ngay cả bạn tình của mình.
  • Bọ ngựa kiến châu Á: Loài côn trùng lạ nửa kiến nửa bọ ngựa. Loài này có hình dáng, màu sắc và kích cỡ y kệt một con kiến càng, nhưng lại sở hữu một cặp càng y hệt như loài bọ ngựa. Bọ ngựa kiến là những kẻ săn mồi đáng sợ với cặp càng sắc bén.
  • Ve sầu vòi voi: Với chiếc vòi rất dài mọc ra trên đầu và đôi cánh rực rỡ như cánh bướm. Chúng chỉ lột xác để trở thành ve trong giai đoạn trưởng thành ngắn ngủi.
  • Ve sầu bụng đỏ: Sống ở khu vực Đồng Nai. Có nhiều sắc màu, sự tương phản về sắc màu đen, đỏ, trắng, vàng làm nổi bật lớp cánh bên trong so với vẻ xù xì, đen đúa của lớp cánh bên ngoài. Đôi mắt tinh nhanh của nó ghi nhận được những chuyển động nhỏ nhất ở môi trường xung quanh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hệ_động_vật_Việt_Nam http://www.doisongphapluat.com/can-biet/giao-duc-h... http://www.triciaswaterdragon.com/vietnam.htm http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/3-mon-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/4-mon-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/chong-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/oc-vu-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/so-co-... http://www.bannhanong.vietnetnam.net/home.php?cat_... http://vncreatures.net/all_events/new_60.php http://vncreatures.net/kqtracuu.php?ID=2006&tenloa...